Cách nuôi mèo con từ nhỏ (sơ sinh) đến trưởng thành

Để chăm sóc tốt thú cưng của bạn, bạn cần trang bị kiến thức cơ bản về thú cưng đó. Mèo cũng vậy, cách nuôi mèo từ nhỏ đến trưởng thành bạn có thể tham khảo những chia sẻ sau đây nhé.

Cách nuôi mèo con mới đẻ (sơ sinh) đến 1 tháng tuổi

Khi mèo nhà bạn cho phối giống và vừa sinh hạ được một đàn mèo con đáng yêu. Bạn sẽ khó hình dung những việc cần làm đối với bầy mèo con sơ sinh. Sau đây là những thông tin bạn có thể tham khảo trong cách nuôi mèo con từ nhỏ đến trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng

Ở thời kỳ này, mèo con chủ yếu là bú sữa mẹ. Bạn không nên sử dụng các sản phẩm sữa dành cho người (như sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường) cho mèo con ăn. Trong một số trường hợp mèo mẹ mất, hoặc mèo mẹ không có sữa. Ưu tiên đầu tiên là có được mèo vú nuôi khác để bú nhờ. Trong trường hợp không có, bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa chuyên dụng để nuôi mèo con sơ sinh có bán tại các cửa hàng Pet hoặc cơ sở thú y. Nếu mèo chưa thể tự ăn được, bạn phải mua thêm bình sữa để hỗ trợ cho mèo con bú.

Chế độ dinh dưỡng

Sau khoảng 20 đến 22 ngày tuổi, bạn có thể bắt đầu cho mèo con ăn dặm. Bạn nên nấu cháo loãng với thịt nạc xay có thêm khoảng 10% rau củ xay nhuyễn để mèo con ăn. Bạn có thể cho mèo con ăn thịt bò hoặc gà nhưng phải xay nhỏ. Nguồn gốc các loại thực phẩm cho mèo cần được đảm bảo chất lượng, để đảm bảo mèo con tiêu hóa tốt.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất khi nuôi mèo con sơ sinh, khi không còn cách nào khác bạn mới nên sử dụng cách nuôi mèo từ sữa ngoài.

Do các cơ quan tiêu của mèo đang còn yếu, do đó chế độ vệ sinh ăn uống cần được đảm bảo. Nước cho mèo uống cần được đun sôi để nguội cho mèo dùng, không nên cho mèo ăn thêm sữa hay đường vào. Bởi nếu bạn cho vào cơ thể mèo con sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy.

Tiêm phòng, tẩy giun

Trong giai đoạn này, mèo con không nên đi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, bạn có thể tẩy giun cho mèo con khi được trên 4 tuần tuổi (28 ngày trở lên).

Chế độ dinh dưỡng

Tóm lược cách nuôi mèo và chăm sóc mèo con dưới 1 tháng tuổi

Đặc biệt chú ý giữ nơi ở của mèo con luôn sạch sẽ, ấm áp. Điều kiện tốt nhất là có chỗ ở riêng dành cho mèo con (có nhà con cho thú cưng hay lót giẻ sạch). Ở giai đoạn này mèo con thường vệ sinh liên tục, bạn nên lót giấy thấm lót trong chỗ ở cho mèo và thay thường xuyên. Chú ý chú ý là không để phân và nước tiểu dính lên lông mèo con. Điều đó có thể làm gây bệnh cho mèo như hô hấp, tiêu hóa và viêm phổi cho mèo cũng như làm mất vệ sinh chỗ ở của mèo.

Nếu mèo sinh vào mùa hè thì bạn cho mèo con tắm nắng vào sáng sớm lúc từ 7-8h khoảng 30-45 phút. Còn nếu vào mùa đông lạnh ở miền Bắc, bạn cần phải có đèn sưởi ấm cho mèo con. Không được tắm cho mèo con dưới 1 tháng tuổi. Bạn nên dùng khăn ẩm lau sạch với nước ấm và sấy khô lông cho mèo con là được.

Cách nuôi mèo con từ 1 đến 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này quan trọng và có ảnh hướng đến cuộc sống của một chú mèo. Giai đoạn này hình thành thói quen dinh dưỡng, huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ, tiêm vắc xin phòng bệnh. Cũng như cho mèo làm quen với việc tắm, vệ sinh, cắt tỉa móng. Tất cả những thói quen này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trọn đời của mèo con. 

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn này, mèo con bắt đầu biết ăn thức ăn hạt khô, cơm hoặc thịt tươi. Đây là 3 chế độ dinh dưỡng để bạn định hướng khi nuôi mèo phù hợp với điều kiện của mình. Việc chăm sóc theo chế độ ăn nào trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Vì mèo ăn theo chế độ nào, mèo sẽ theo chế độ ăn đó trong suốt cả quãng đời của mình.

Chế độ thức ăn hạt khô dành cho mèo con

Đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người bận rộn. Không có nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho mèo. Bởi thành phần của hạt khô dành riêng cho mèo đã chế biết đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên sử dụng sản phẩm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về chủng loại phù hợp với mèo con giai đoạn dưới 3 tháng tuổi. 

Cách nuôi mèo con từ 1 đến 3 tháng tuổi

Một số thương hiệu khá uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay như: Royal Canin, Fitmin, Meo-O… Ưu điểm của thức ăn hạt khô rất tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo khi sử dụng cho mèo con.

Chế độ ăn thịt tươi

Bản năng của loài mèo là động vật ăn thịt. Vì vậy, bạn không phải lo vấn đề tiêu hóa của mèo khi cho chúng ăn thịt sống ngay từ nhỏ. Chỉ cần bạn có nguồn thịt tươi, sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Khi mèo con còn nhỏ dưới 3 tháng, vì răng còn nhỏ và yếu. Bạn nên cắt hoặc xé nhỏ thịt ra cho mèo dễ ăn. Các loại thịt thường được dùng nhiều nhất là thịt gà, bò, cá hồi, cá nục…

Chế độ nấu ăn cho mèo con

Bạn là người có thời gian thì bạn có thể áp dụng chế độ nấu ăn cho mèo con. Chế độ nấu ăn cho mèo con cũng góp phần tăng sự gắn bó với mèo con của bạn hơn. Điều đó thể hiện sự quan tâm và tình cảm của bạn với mèo cưng. 

Khi bạn chọn hướng nuôi mèo con theo chế độ nấu ăn. Thì giai đoạn này tốt nhất là cho mèo con ăn cháo hoặc cơm nát trộn với thịt và rau của. Thành phần thực đơn như sau:

  • Tinh bột (cơm, cháo): 40-50%.
  • Chất đạm (protein): 40-45%. Chủ yếu có trong các loại thịt, cá, gan và nội tạng.
  • Rau củ xay nhuyễn, nấu chín: 5-10%.

Bổ sung thêm vitamin và các thực phẩm bổ sung

Trong giai đoạn này, quá trình phát triển của mèo con rất nhanh. Vì vậy, ngoài các thực phẩm có sẵn trong bữa ăn. Để mèo con phát triển khỏe mạnh, bạn có thể bổ sung thêm canxi nano, dầu cá Omega 369, bột khoáng. Sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung này mèo con sẽ có hệ khung xương chắc chắn, to lớn và bộ lông dày, mềm mượt như nhung.

Tiêm phòng, tẩy giun

Bạn nên tẩy giun cho mèo con mỗi tháng/lần, để tẩy giun sán ra khỏi cơ thể mèo. Từ đó mèo sẽ hấp thu đầy đủ toàn bộ chất dinh dưỡng khi ăn. Chế độ tiêm phòng vắc xin đề xuất là mũi thứ nhất cho mèo con khi được 7-8 tuần tuổi. Tiêm tiếp mũi thứ hai sau mũi đầu tiên từ 3 tới 4 tuần. 

Bạn cần để ý bảo mèo con khỏe mạnh thì mới cho đi tiêm phòng. Nếu mèo đang bị ốm, tiêu chảy… thì không tiêm vắc xin cho mèo. Nếu bạn có ý kinh nghiệm bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bác sỹ thú y để tiến hành tiêm phòng cho mèo con. Còn nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm bạn có thể tự mua vắc xin về nhà tiêm.

Huấn luyện mèo con đi vệ sinh vào hộp (khay) cát

Từ 2 tháng tuổi trở đi, mèo con nên được huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ vào hộp (khay) cát vệ sinh cho mèo. Từ đó sẽ hình thành thói quen tốt cho mèo, từ đó giúp bạn nuôi mèo dễ dàng hơn.

Tập thói quen đi vệ sinh cho mèo khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một hộp có kích thước rộng tối thiểu bằng 2 lần chiều dài của mèo. Chiều cao đủ để mèo có thể trèo vào đi vệ sinh. Khi mèo chuẩn bị đi vệ sinh (thường là từ 20-30 phút sau khi ăn uống) bạn đặt mèo lên hộp cát để mèo đi vệ sinh vào đó. Khi chậu đã có mùi vệ sinh, mèo con biết chỗ đi vệ sinh của mình. Từ đó, các lần tiếp theo chúng sẽ tự biết cách tìm nơi đi vệ sinh. Và bới cát để giấu phân cũng như nước tiểu của mình.

Huấn luyện mèo con đi vệ sinh vào hộp (khay) cát

Việc huấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ dựa trên bản năng trong tự nhiên của loài mèo. Chúng thường giấu phân đi để đề phòng các loài ăn thịt khác biết được chỗ ở của chúng tìm đến để ăn thịt. Nắm được bản năng này, việc huấn luyện mèo con đi vệ sinh đúng chỗ sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thuần hóa mèo con với môi trường sống

Giai đoạn này mèo con bắt đầu tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Tập cho chú mèo con quen dần với các thành viên và các vật nuôi khác trong nhà. Bạn cũng nên dành thời gian chơi đùa với mèo con để tăng cường sự gắn kết, cũng như giúp cho chú mèo của bạn thân thiện và quen người hơn. Các gợi ý trò chơi trong khi nuôi mèo con trong giai đoạn này là trò cần câu gắn lông gà, đèn la de chiếu sáng để mèo con chạy theo rượt bắt.

Các lưu ý về cách nuôi mèo và chăm sóc mèo con trong giai đoạn này

  • Tắm nắng cho mèo con 30-45 phút hàng ngày vào khoảng từ 7-9 giờ sáng
  • Ở giai đoạn này, bạn nên dùng một chế độ ăn từ đầu. Hạn chế thay đổi đột ngột thay đổi sang chế độ ăn khác. Ví dụ như đang từ chế độ ăn ăn thịt sống chuyển qua cho mèo con hạt khô lại. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của mèo con còn non nớt. Việc thay đổi chế độ ăn khác dễ làm mèo bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chúng. Nếu bất đắc dĩ phải chuyển qua chế độ ăn khác. Bạn nên thay đổi từ từ cho mèo thích nghi dần theo tỷ lệ tăng dần đồ ăn mới trộn lẫn với đồ ăn theo chế độ cũ.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho mèo con. Ở giai đoạn này mèo con đã biết tự vệ sinh và làm sạch cơ thể. Do đó việc chăm sóc sẽ nhàn hơn nhiều so với giai đoạn mèo sơ sinh.
  • Nếu mèo con hay bị chảy nước mắt, bạn cũng cần chú ý lau khô mắt thường xuyên. Nếu không vệ sinh, lau kịp thời, vùng lông quanh mắt mèo con sẽ bị ố vàng. Nếu bạn quên không để ý nó có thể gây mất vệ sinh vùng mắt. Phát sinh vi khuẩn gây viêm tuyến lệ, đau mắt cho mèo con.
  • Nếu mèo con sinh trong mùa đông lạnh miền Bắc bạn nên giữ ấm cho mèo con.
  • Hạn chế tắm cho mèo con nếu không thực sự cần thiết.

Kinh nghiệm, cách nuôi mèo và chăm sóc mèo con trên 3 tháng đến 1 tuổi

Đây là giai đoạn mèo con phát triển hoàn thiện cơ thể chúng. Mèo cưng đã cứng cáp hơn nhiều so với giai đoạn dưới 3 tháng tuổi. Do đó, nuôi mèo con của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, cần lưu ý một số vấn đề như: triệt sản cho mèo con (nếu bạn không muốn mèo sinh đẻ), huấn luyện cho mèo con có thể ăn các loại thức ăn đa dạng. Tiếp tục thuần hóa cho mèo con, cho mèo con làm quen với việc tắm và vệ sinh cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn mèo từ 1-3 tháng tuổi ở trên sẽ có 3 chế độ dinh dưỡng riêng biệt dành cho mèo. Đó là chế độ ăn hạt khô, chế độ ăn thịt tươi và chế độ nấu ăn cho mèo. Từ đó chia sẻ bạn chỉ dùng một chế độ duy nhất trong giai đoạn mèo dưới 3 tháng tuổi.

Bởi vì, hệ tiêu hóa của mèo còn khá non nớt để làm quen với sự thay đổi nhiều loại thức ăn. Dễ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của mèo con.

Tuy nhiên, khi mèo từ 3 tháng tuổi trở lên thì răng và hệ tiêu hóa đã hoàn thiện hơn. Bạn có thể tập cho mèo con ăn được cả ba chế độ ăn (hạt, thịt tươi và đồ ăn nấu chín).

Việc này sẽ tập cho mèo con thích nghi với nhiều chế độ dinh dưỡng hơn. Khi đó bạn dễ dàng cho mèo ăn theo ý mình, tùy vào điều kiện từng thời điểm.

Khi cho mèo ăn thức ăn chế độ mới, bạn nên tập cho mèo làm quen từ từ. Bạn có thể ngày đầu tiên bạn nên cho kèm thêm từ 10-20% thức ăn mới, còn lại là thức ăn theo chế độ cũ. Qua đó bạn nên theo dõi phân và các biểu hiện sức khỏe của mèo con.

Nếu không thấy có gì bất thường (phân không bị nhão, tiêu chảy, sức khỏe bình thường), bạn có thể tăng dần tỷ lệ vào các ngày tiếp theo lên 30, 50%, 70 rồi 80% cho đến thay thế hoàn toàn bằng thức ăn mới những ngày sau đó.

Lưu ý:

Bạn nên định lượng lượng thức ăn hàng ngày cho mèo. Nếu mèo khỏe mạnh bình thường mà không ăn hết suất trong 2-3 ngày. Bạn nên điều chỉnh lượng thức ăn chế độ mới thấp đi. Không nên để thức ăn cho mèo ở khăn thức ăn cả ngày. Sẽ làm cho thức ăn bị ôi thiu, hoặc làm cho mèo trở nên biếng ăn. 

Sau khi mèo ăn xong chừng 20-30 phút, bạn nên cất ngay thức ăn đi. Cho mèo ăn từ 2-3 bữa/ngày, không nên cho mèo ăn quá nhiều. Mèo sẽ bị béo phì, kéo theo các bệnh về xương khớp, tim mạch.

Chăm sóc về sức khỏe cho mèo con

Tiêm phòng, tẩy giun

Mèo của bạn bạn đã tiêm phòng trong giai đoạn dưới 3 tháng. Thì mèo của bạn không phải tiêm phòng khi nuôi trong giai đoạn từ 3-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc mèo con có được tiêm phòng hay chưa. Bạn cần tiêm phòng 2 mũi lại từ đầu cho mèo cưng. Bạn có thể sắp xếp tẩy giun cho mèo 3 tháng/lần.

Triệt sản cho mèo

Mèo bắt đầu có dấu hiệu động dục từ 4 hoặc 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở tuổi này mèo con chưa có khả năng giao phối. Nếu bạn nuôi mèo với ý định làm thú cưng. Bạn nên đưa mèo đến bác sĩ để triệt sản cho mèo từ 5-6 tháng tuổi là phù hợp.

Tắm và vệ sinh, cắt tỉa móng cho mèo

Từ 3 tháng tuổi trở đi, mèo con đã đủ cứng cáp để tắm được rồi. Bạn nên tắm cho mèo từ 1-2 tuần/lần. Từ đó mèo con luôn sạch sẽ, loại trừ ve rận và nấm ngoài da.

Bạn nên cắt tỉa móng cho mèo con từ 2-3 tuần/lần. Chú ý chỉ cắt phần đầu móng của mèo. Tuyệt đối không được cắt vào phần chân móng có màu hồng chứa các mạch máu. Điều đó sẽ làm mèo bị chảy máu và tổn thương đến mèo.

Tắm và vệ sinh, cắt tỉa móng cho mèo

Mèo con đã bắt đầu trưởng thành và bước vào quá trình phát triển. Bộ lông tơ sẽ bắt đầu được thay thế bằng bộ long trưởng thành. Bạn nên chải lông hàng ngày cho mèo để loại bỏ lông xơ rối, gãy rụng.

Nếu bạn có thời gian bạn có thể ôm ấp, vuốt ve cho mèo hàng ngày, tăng sự gắn bó tình cảm của mèo con với chủ nhân. Bạn có thể thoa thêm dầu dưỡng lông Showqueen cho mèo sau khi chải lông xong.

Cách bắt và di chuyển mèo con

Ở giai đoạn này mèo con sẽ khám phá thế giới xung quanh, nhiều khi chúng có thể đi lạc. Hoặc di chuyển đến chỗ nguy hiểm mà bạn không muốn trong nhà. Vì vậy, bạn cần biết cách đưa mèo con về chỗ cũ để không ảnh hưởng đến sức khỏe mèo con. 

Khi muốn di chuyển mèo con đi chỗ khác. Nếu bạn bế ở bụng mèo và di chuyển nó sẽ dễ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của mèo con. Bạn nên dùng tay nắm vào phần da sau gáy mèo con và nhấc lên.

Nhìn vậy, bạn có thể nghĩ mèo sẽ bị đau, nhưng thực tế vùng da gáy mèo rất dày. Nắm gáy mèo và di chuyển không làm mèo bị đau. Đồng thời trong tư thế này, mèo bị thõng tứ chi nên không thể cào cấu, hay làm tổn thương cho bạn được.

Ngoài ra bạn dùng cả hai tay nắm gọn tứ chi của mèo và nhấc lên trên. Trong tư thế này bụng mèo vẫn nằm ở phía dưới. Tuyệt đối không dốc ngửa bụng mèo lên trời. Sẽ làm mèo bị đau và khó chịu.

Thuần hóa mèo con

Giai đoạn mèo con từ 3 đến 12 tháng tuổi. Mèo con sẽ rất thích hoạt động và tìm hiểu thế giới xung quanh. Bạn nên tham khảo một số hình thức thuần hóa cho mèo con sau đây:

Cho mèo con làm quen từ từ với các thành viên và vật nuôi khác trong gia đình. Bạn nên cho mèo con tiếp xúc từ từ. Bạn nên vuốt ve làm cho mèo con yên tâm trong quá trình giao tiếp. Cho đến khi mèo con tự tin chơi đùa với tất cả mọi người và thú cưng khác. 

Mặt khác bạn không nên để mèo tiếp xúc với các vật nuôi là con mồi tự nhiên của mèo như chuột hamster, các loại chim, cá cảnh. Nếu bạn không muốn chúng thành bữa ăn của mèo cưng vào một ngày đẹp trời.

cách nuôi và chăm sóc mèo con dưới 1 tháng tuổi

Bạn nên dành thời gian từ 30-45 phút hàng ngày chơi đùa với mèo con. Điều này sẽ làm tăng sự giao tiếp và tình cảm giữa bạn và mèo cưng. Hơn nữa giúp mèo tăng cường vận động, giảm béo phì và cải thiện sức khỏe. Một số trò chơi được thường chơi là: cần câu mèo, đèn la de, trò chơi xếp hình thử trí tuệ của mèo con…

Các vật dụng cần thiết cho mèo con trong giai đoạn này gồm
  • Cần câu mèo
  • Cây cào móng.
  • Khay cát vệ sinh
  • Bát ăn, uống.
  • Kìm cắt móng.
  • Cát mèo.
  • Sữa tắm chuyên dụng, máy sấy, lược chải lông mèo.
  • Thẻ tên, lục lạc đeo cổ.
  • Dây dắt.
  • Quần áo (mặc khi trời lạnh hoặc ra ngoài trời, chụp ảnh).
  • Cỏ mèo (một loại cây giúp mèo phê pha, thư giãn).
Những chú ý về cách nuôi mèo và chăm sóc mèo con giai đoạn từ 3 tháng đến 1 tuổi.
  • Luôn giữ ấm và sạch sẽ cho mèo con.
  • Không nên để mèo con nằm sàn đất hoặc đá hoa. Khí đó mèo rất dễ bị ốm hoặc cảm lạnh. Vào mùa đông ở miền Bắc có thể sử dụng đèn sưởi có tia hồng ngoại để giữ nhiệt. 
  • Cho mèo con ăn thức ăn tươi mới, không bị ôi thiu. Tuyệt đối không cho mèo con ăn đồ lạnh, đồ mới rã đông
  • Không chạm tay vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mèo con. Như: bụng (dễ gây tổn thương nội tạng), răng miệng (có khả năng bị cắn và mất vệ sinh).
  • Bỏ toàn bộ bẫy, bả chuột ra khỏi nhà để tránh cho mèo con mắc hoặc ăn phải gây thương tật hoặc tử vong.

Cách nuôi mèo cảnh trưởng thành – trên 1 năm tuổi

Sau 1 năm vất vả, bạn sẽ được tận hưởng hạnh phúc bên chú mèo cưng của mình. Mèo cảnh trên 1 năm tuổi bắt đầu trưởng thành và có ngoại hình đẹp nhất. Đồng thời, cơ thể mèo cũng đã phát triển hoàn thiện. Bạn không cần mất quá nhiều thời gian chăm sóc mèo cưng nữa. 

Các chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hầu như không thay đổi so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm khi nuôi mèo cảnh trưởng thành sau:

  • Tiêm vắc xin nhắc lại 1 năm/lần kể từ lần tiêm phòng gần nhất.
  • Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần.
  • Nếu thấy mèo có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ thú y hoặc cơ sở y tế gần nhất.
  • Quan tâm đến các vấn đề về phối giống và sinh sản cho mèo trưởng thành.

Tổng kết

Qua bài viết chi tiết về các vấn đề thường gặp trong cách nuôi mèo con. Cùng những chia sẻ kinh nghiệm chung về nuôi và chăm sóc các giống mèo cảnh phổ biến tại Việt Nam hiện nay như mèo Anh lông ngắn, lông dài, mèo Ba Tư, mèo Munchkin chân ngắn, mèo Scottish tai cụp, mèo Bengal…

Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi để có thể nuôi được những chú mèo xinh đẹp và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *