Tìm Hiểu Về Chó Mông Cộc

Tìm Hiểu Về Chó Mông Cộc

Cùng với Bắc Hà Lào Cai, chó Phú Quốc và Dingo Đông Dương, chó Mông cộc là một trong bốn loài chó săn được biết đến từ bao đời nay. Nó được coi là quốc khuyển của Việt Nam và được đồng bào dân tộc H’Mông tôn sùng như báu vật.

Chó Mông cộc có nguồn gốc là loài chó bản địa lai với chó sói rừng. Chúng chỉ xuất hiện rải rác ở vùng núi Tây Bắc – nơi có người Mông sinh sống như Hà Giang, Lào Cai. Môi trường sống hoang vu cùng nguồn gốc xuất thân là sói rừng đã làm nên bản tính hoang dã của Mông cộc

I’m a cute Dog!

Lịch Sử Dòng Chó Cộc

Chó Mông cộc xuất hiện cùng với thời điểm người dân tộc H’Mông di cư đến vùng đất này. Có thể nói chó Mông cộc có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời. Dần dần, chó H’Mông cộc đuôi trở thành biểu tượng đáng tự hào của vùng đất Tây Bắc nói chung và của người dân tộc H’Mông nói riêng.

Lịch Sử Dòng Chó Cộc
Đặc Điểm Mông Cộc

Đặc Điểm Mông Cộc

Về tổng thể chó Mông Cộc có ngoại hình khá đặc trưng với thể hình dũng mãnh và oai phong. Điểm nhấn nổi bật nhất về ngoại hình của chó Mông cộc là chiếc đuôi cụt lủn không giống ai.

Đặc trưng trên thân mình của chó H’Mông cộc đuôi phải kể đến chiếc đuôi dị biệt của nó. Đây là đặc điểm giúp phân biệt giống chó H’Mông cộc với những loài chó khác. Giống chó này đa số là không có đuôi. Nếu có cũng rất ngắn: có loài chỉ 3cm – 5cm, có loài dài hơn nhưng cũng chỉ 8cm – 15cm.

Tập Tính Chó H’Mông Đuôi Cộc

Kích Thước Chó

Chó Mông cộc có kích thước bề ngoài gần giống với dòng chó kiến. Một con chó H’Mông cộc đuôi khi trưởng thành có kích thước trung bình từ 45cm – 55cm tùy theo giới tính của nó.

Về cân nặng, giống chó cộc đuôi của người Mông khi trưởng thành có cân nặng dao động trong khoảng từ 15kg – 25kg. Tất nhiên, những con đực sẽ có cân nặng nhỉnh hơn các con cái.

Phân loại Mông Cộc

Về độ dài đuôi, chó cộc của người Mông được chia thành ba loại. Độ dài đuôi càng ngắn thì giá trị của chúng càng cao. Loại thứ nhất là cộc tịt. Đây là loại có đuôi cộc bẩm sinh, chúng gần như không có đuôi, chỉ chừa ra một ít lông cho có.

Loại thứ hai là cộc thỏ. Từ cái tên goi có thể hình dung ra được chiếc đuôi của loại chó này giống với đuôi của loài thỏ. Đương nhiên, loại chó cộc này sẽ có đuôi dài hơn so với loại thứ nhất. Độ dài của đuôi vào khoảng 3cm – 5cm.

Loại thứ ba là cộc lửng. Đây là loại chó Mông Cộc có đội dài đuôi dài nhất trong ba loại nêu trên. Đuôi của chúng có độ dài khoảng chừng 8cm – 15 cm.

Về màu lông, chó Mông cộc gồm ba màu lông thuần màu điển hình là màu lông đen, màu vện hoặc màu hung nâu. Những màu này rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, còn một số loại có lông màu trắng hay vàng nhạt tuy nhiên số lượng này không nhiều.

Chó Mông Cộc Tịt

Chó Mông Cộc Tịt

Chó Mông Cộc Thỏ

Chó Mông Cộc Thỏ

Chó Mông Cộc Lửng

Chó Mông Cộc Lửng

Chó Mông Cộc Đen

Chó Mông Cộc Đen

Chó Mông Cộc Vện

Chó Mông Cộc Vện

Chó Mông Cộc Hung Nâu

Chó Mông Cộc Hung Nâu

Khung Giá Mông Cộc

Giá chó Mông Cộc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ tuổi, tỉ lệ cơ thể, màu sắc,… Vì vậy các bạn đừng quá ngạc nhiên khi có những bé Mông Cộc cực rẻ nhưng cũng có những em giá cực đắt. Lưu ý: Ipet VN chỉ cung cấp thông tin về giá các giống thú cưng tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi không cung cấp giống và các giao dịch mua bán thú cưng.

Chó Mông Cộc kích thước nhỏ, hình thể bình thường, màu sắc pha tạp nhiều,… sẽ có giá khá rẻ khoảng 500 nghìn – 2 triệu đồng. Những em này được nuôi phục vụ cho việc trông giữ nhà cửa, đi sắn bắt.

Các em chó Mông Cộc có tỉ lệ cơ thể đạt chuẩn, màu sắc đẹp (thuần: đen, vàng hay màu vằn vện), được nhân giống và huấn luyện tại các trại chó thì sẽ có giá cao hơn khá nhiều khoảng từ 1.5 triệu đến 8 triệu đồng một bé.

Cách Chăm Sóc/ Huấn Luyện

Cách Chăm Sóc/ Huấn Luyện

Một trong những mối bận tâm lớn nhất của những người chuẩn bị nuôi chó H’Mông cộc đuôi là khẩu phần ăn của loài chó này. Cũng giống như chó Bắc Hà, Mông cộc có chế độ ăn chia làm hai giai đoạn. Nuôi chó con và nuôi chó trưởng thành. Tùy vào từng độ tuổi và kích thước mà người ta sẽ cho chó ăn với phương pháp phù hợp.
Chó càng nhỏ thì đòi hỏi gia chủ phải càng quan tâm đến chế độ ăn của nó. Không quan trọng ăn ít hay ăn nhiều, quan trọng là phải đủ chất. Chó con có hệ tiêu hóa kém, do vậy nên sử dụng thức ăn nấu chín để tránh trường hợp bị đi ngoài.
Khi Mông cộc lớn hơn, gia chủ có thể cho chúng tập quen dần với đồ tươi sống với một lượng nhỏ rồi sau đó mới tăng dần cường độ. Yêu cầu bắt buộc đối với thịt sống là nó phải tươi ngon. Nếu không phải được nấu chín đặc biệt là nội tạng gia súc. Thường xuyên cho cún yêu đi tẩy giun, sán để đường ruột của chúng tốt hơn và hấp thụ được tối đa lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Chó Mông cộc đuôi trưởng thành trong khẩu phần ăn nên chú trọng chăm chút ngoại hình săn chắc của nó. Tăng lượng thịt và giảm thiểu lượng rau,…

Nhiều Người Quan Tâm

Đặc điểm chó Mông Cộc thuần chủng

Chó Mông Cộc luôn là một trong những giống chó được săn đón hiện nay. Tuy nhiên, trên thị trường chó Mông Cộc được nhân giống nhiều dẫn đến tình trạng mất đi tính thuần chủng. Vậy những đặc điểm nào của giống Cộc thuần chủng dễ dàng nhận biết. Cùng tìm hiểu thêm với chúng tôi.

Chăm sóc và huấn luyện chó Mông Cộc con

Chó Mông Cộc vốn có nguồn gốc từ miền núi nên khi nuôi ở nhà bạn cần chú ý để môi trường sống của nó không bị shock quá nhiều. Bên cạnh đó cũng có một số lưu ý nhỏ trong cách chăm sóc chó Cộc con sao cho khỏe mạnh, ít ốm vặt. Cùng tìm hiểu thêm.